Giống Chuối Già Nam Mỹ
Tưới nước và thường xuyên làm sạch cỏ dại
Trong 3 tháng đầu khi cây còn nhỏ, Bà con cần tưới nước 1lần/ngày, thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần. Khi bón phân có kết hợp tưới nước.
Làm cỏ: Khoảng 1 – 1,5 tháng/lần, làm sạch bằng tay xung quanh gốc bán kính từ 0,5 -1m, làm cỏ trước khi bón phân, phần cỏ ngoài mặt liếp dùng máy cắt sát 2 tuần 1 lần, không sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.
Tỉa mầm để chồi non
Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10 – 20cm, có thời gian cách nhau bốn tháng. Sau 4 tháng, Bà con để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
Bón phân cho Cây Chuối Già Nam Mỹ
Bón lót: Bà con bón toàn bộ lân và phân hữu cơ trước khi trồng 7 – 10 ngày, số còn lại chia làm 6 lần bón.
Bón phân cho Cây Chuối Già Nam Mỹ
Cách bón: Ở giai đoạn cây còn nhỏ (lần 1 và 2) có thể hoà tan phân vào nước tưới vào gốc cây. Các lần bón sau bón theo rãnh xung quanh tán cây và lấp đất lại. Khi cây được trên 6 tháng tuổi có thể bón đều khắp mặt liếp.
Bón phân theo công thức sau: 310 kg Urea + 105 kg surper lân long thành + 310 kg Kali + 2 tấn phân hữu cơ/ha/năm (phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ trên 20%).
Chăm sóc Buồng Chuối Già Nam Mỹ khi trổ buồng
Chăm sóc Buồng Chuối Già Nam Mỹ khi trổ buồng
Sau khi trồng 7 tháng Chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8 – 10 nải tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên tiến hành cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi vải màu trắng.
Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã. Làm như thế này, không chỉ Chuối cho năng suất cao mà phẩm chất trái cũng rất ngon, mẫu mã đẹp.